Một sản phẩm có mẫu mã đẹp không chỉ nằm ở thiết kế hay màu sắc in ấn, chúng còn nằm ở những công đoạn trong sản xuất và in ấn để tạo nên sự chỉnh chu và ấn tượng nhất. Hôm nay, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn biết về các thao tác gia công sau in là gì và đâu là công đoạn quan trọng nhất. Hãy cùng mình tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
Gia công sau in là gì?
Để có thể biết rõ hơn về những công đoạn sau gia công in ấn thì chúng ta cần hiểu về gia công sau in là gì.
Gia công sau in là việc sử dụng công nghệ, thiết bị, dụng cụ và chuyên môn kỹ thuật để xử lý tờ in thành sản phẩm in theo mẫu. Những thao tác sau in ấn sẽ là những công đoạn cuối cùng để cho ra thành phẩm là bản in hoàn chỉnh. Các chất liệu in ấn rất đa dạng và chủ yếu là bìa, giấy, thùng carton sẽ cho ra sản phẩm in ấn đẹp mắt với độ hiển thị màu sắc cao. Sản phẩm in ấn thường sẽ là các tờ báo, tạp chí, thùng giấy,…
(Gia công sau in là gì)
Các thiết bị gia công sau in ấn
Thiết bị sử dụng sau khi in là máy móc, các thiết bị hiện đại sẽ cho ra thành phẩm đẹp mắt và có độ bền màu lâu hơn những dòng máy móc giá rẻ hoặc đời cũ. Chúng làm nhiệm vụ tạo hình, chà nhám; tạo đường nét giúp cho thành phẩm trở nên thẩm mỹ và chuyên nghiệp hơn. Các đơn vị kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực in ấn hoặc có nhu cầu in quảng cáo thì các loại máy móc chủ yếu sẽ sử dụng như: máy ép nhiệt; máy in văn phòng; dao decal…
Làm các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng như: danh thiếp; tài liệu; file; logo; làm thẻ nhựa; ép văn bằng các loại…thì cần sử dụng các thiết bị hỗ trợ chuyên dụng. Một số máy móc, thiết bị ngành in được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
- Các loại bàn cắt giấy dùng để cắt giấy cho đều và đúng với kích thước đề ra
- Các loại máy bo góc dùng để bo tròn những góc của tấm giấy, bìa để không có góc nhọn nhìn mềm mại hơn và phù hợp với nhu cầu của người dùng
- Máy cấn giấy để giúp quá trình cấn giấy nhanh hơn và tạo năng suất cao cho các doanh nghiệp, cửa hàng photocopy. Cấn các loại giấy thiệp, hồ sơ,… với số lượng lớn
- Máy cán màng dùng để cán ép một lớp màng mỏng lên mặt sản phẩm giúp tạo một lớp màng bóng có thể chống nước, chống ẩm và bảo vệ tốt hơn cho chất lượng sản phẩm in
(Thùng carton được gia công sau khi in ấn)
- Máy bế huy hiệu được dùng để đóng huy hiệu tròn để làm logo Club, logo fanclub,… với độ chắc chắn và tuổi thọ sử dụng lâu dài
- Máy cấn đường gấp giấy dùng để cấn đường gấp khổ giấy A3, A4, A5 hay những khổ giấy nhỏ hơn mang lại hiệu suất tối đa và tính thẩm mỹ cao
- Máy cắt name card là loại máy dùng để làm thẻ giấy, làm danh thiếp – name card
- Máy dập chữ nổi dùng để dập chữ, số nổi trên bề mặt chất liệu in
Ngoài những máy móc, thiết bị sử dụng phổ biến nhất trong quá trình gia công sau in còn có những loại thiết bị khác được sử dụng để gia công trên nhiều chất liệu khác nhau, đặc biệt là giấy.
Các công đoạn gia công sau in ấn
Để thực hiện các thao tác gia công sau khi in ấn sẽ có khá nhiều các công đoạn, dưới đây là những công đoạn hay được sử dụng nhất và thực hiện chủ yếu trên chất liệu giấy, bìa carton.
Cắt xén giấy
Trong quá trình in ấn thì việc xác định chính xác các kích thước cũng như số đo của bản in là vô cùng quan trọng. Người vận hành máy in hay các thiết bị hỗ trợ phải đảm bảo rằng kích thước bản in là chính xác hay tách rời các bản in từ bản in lớn. Vì thế, sản phẩm khi thiết kế cần phải tính đến khoảng chừa xén thích hợp, thông thường là 3mm đến 5mm. Thiết bị được sử dụng cho công đoạn này đó chính là máy xén giấy.
Cán màng
Cán màng là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong in ấn. Một lớp màng nhựa (PE, PP) sẽ được cán hoặc ép lên khoảng 1 hoặc 2 mặt của bề mặt bản in. Phương pháp cán bóng, cán mờ giúp sản phẩm in có khả năng giữ màu sắc và độ bền đẹp của chữ in với bề mặt chống ẩm và chống thấm nước. Như vậy, cán màng sẽ giúp tăng thêm giá trị cho các sản phẩm như brochure, card visit, bìa sách, tem nhãn, thùng carton, tờ rơi. Khi phủ sản phẩm bạn cần phải lưu ý màu sau khi phủ sẽ đậm hơn nên khi thiết kế cần phối màu phù hợp để sản phẩm đạt được màu sắc như mong muốn, tránh tình trạng màu bị nhạt hoặc đậm hơn, khi đó bản in sẽ rất rối mắt và màu sắc không hài hòa.
Cán gân
Sau khi các tấm in đi qua một máy cán có gân với 2 trục kim loại và 1 hoa văn bề mặt làm thân chính, chúng sẽ được ép lên bề mặt của tấm in, sau đó chúng được biến dạng và tạo ra các chi tiết, hình ảnh in. Bạn có thể kết hợp cán màng và cán gân để tạo hiệu ứng đặc biệt cho sản phẩm của mình được sinh động, bắt mắt hơn. Các hiệu ứng này thường được sử dụng cho in bìa tập học sinh, bìa sách, doanh nghiệp hay thiệp chúc mừng.
Cấn gân và bế răng cưa
Sản phẩm in sau khi đi qua máy tạo gân sẽ tạo vân trên bề mặt. Trong in ấn khách hàng thường kết hợp cán màng và bế nổi để tạo ra các nếp gấp đặc biệt không gây đứt mực trên các sản phẩm như catalogue, bìa sách, thiệp chúc mừng. Ngoài ra, khuôn bế răng cưa còn được ứng dụng rộng rãi trong gia công hóa đơn, chứng từ,…
Nhũ Vàng/Bạc (Kim)
Dập nổi/Ép kim là hình thức mà người thợ cần một khuôn kim loại có hình ảnh và chữ để trang trí bề mặt vật liệu in bằng cách dán hình ảnh và chữ làm bằng chất liệu latex lên bề mặt vật liệu in. Mủ vàng, nhũ bạc hoặc các màu khác theo yêu cầu của khách hàng, thường dùng để in thiệp cưới, in thiệp sinh nhật, in card visit…
Đánh số nhảy
Phương pháp này thường được sử dụng để in hóa đơn, phiếu thu hay phiếu bảo hành, khuyến mãi,…. Việc thiết kế kiểu nhảy số tự động sẽ khó hơn và đòi hỏi sự khéo léo để có thể khớp với số cuối của số thứ tự và hồ sơ phải không xảy ra lỗi và sai sót. Hơn nữa, nếu khách hàng muốn đóng dấu hồ sơ với số lượng lớn như hàng nghìn, hàng chục nghìn hồ sơ thì không thể tự đóng dấu số nhảy, điều này sẽ vừa làm tốn thời gian cũng như công sức trong khi lại không thể đảm bảo chất lượng 100%.
(Các công đoạn gia công sau in ấn phổ biến)
Đóng ghim
Đóng ghim là sử dụng ghim để đóng chắc chắn các bìa in tạo sự cố định và vững chắc cho sản phẩm in
Tráng phủ
Tráng phủ là phương pháp tạo ra một lớp dầu bóng trên bề mặt của sản phẩm in nhằm tạo độ bóng và bảo vệ sản phẩm khỏi các tác động từ bên ngoài bề mặt để tránh trầy xước.
Dập chìm, dập nổi
Dập chìm nổi là phương pháp tạo ra hình ảnh nổi hoặc chìm trên bề mặt của sản phẩm in bằng một hệ thống khuôn âm – dương, thường dùng để in name card, thiệp,…
Gấp dán
Gấp dán là một công đoạn trong in sách, catalogue, brochure, hộp… Phải gấp các loại giấy dày trước khi gấp thủ công, sau đó dán thành phẩm tùy theo loại mỗi thành phẩm. Ngoài ra, do khối lượng sách hoặc tạp chí lớn nên máy gấp, máy dán thường được sử dụng để tiết kiệm chi phí nhân công và đẩy nhanh thời gian hoàn thiện.
Bắt cuốn
Đây là bước gấp các tay sách thành quyển, nếu số lượng ít thì dùng tay, còn số lượng nhiều thì dùng máy cuốn bình thường.
Chắc hẳn với những chia sẻ vừa rồi đã giúp các bạn hiểu được gia công sau in là gì và các công đoạn gia công sau khi in. Mỗi công đoạn sẽ có chức năng và vai trò riêng, thao tác nào cũng rất quan trọng để tạo nên một sản phẩm in ấn đẹp mắt. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế và in ấn bao bì thì hãy liên hệ tới mangpebochang.com để được tư vấn ngay nhé!